mic
  • Email
  • Tra cứu điểm
  • Xem Camera
  • QLTH
  • Website Sở GD&ĐT
  • SMAS
  • HỌC TRỰC TUYẾN
  • RSS
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
    • Tổng quan về trường
  • Giới thiệu
    • Đảng ủy
    • Ban giám hiệu
    • Ban chấp hành công đoàn
    • Đoàn thanh niên CS HCM
    • Hội chữ thập đỏ
    • Hội khuyến học
  • Tin tức - Thông báo
    • Đảng bộ
    • Tin tức nhà trường
    • Thông báo - Kế hoạch
    • Tin tức từ Sở GD&ĐT
    • Thông báo từ Sở GD&ĐT
  • Hoạt động - Sự kiện
    • Đoàn trường
    • Công đoàn
    • Nghiên cứu khoa học
    • Tổ chuyên môn
      • Toán
      • Lý
      • Hóa
      • Sinh - Kỷ
      • Anh
      • Văn
      • Địa
      • Sử-GD
      • Thể
      • Tin
    • Học sinh - Sinh viên
      • Học sinh viết
      • Tin tức học sinh
    • Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20.11
  • Văn bản - Công văn
    • Văn bản nhà trường
    • Văn bản từ Sở GD&ĐT
  • Tuyển sinh
  • Kỷ niệm về Đại tướng
    • Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021)
  • Thư viện
    • Thư viện ảnh
    • Video Clip
    • Tài liệu ôn tập
    • Infographic
    • Cuốn sách tôi yêu
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Thư viện
  3. Cuốn sách tôi yêu
Thứ 4, 20/05/2020 | 10:40
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cuốn sách “Trà hoa nữ” - Alexandre Dumas con

Chia sẻ
Đọc bài Lưu

Họ tên: Nguyễn Trương Phương Thảo 10 Văn

CUỘC THI “GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH TÔI YÊU”

Cuốn sách “Trà hoa nữ” - Alexandre Dumas con

 “Những con người khốn khổ! Nếu thương yêu họ là một sai lầm, thì ít ra chúng ta có thể thương xót họ. Các bạn thương xót người mù không bao giờ thấy được ánh sáng của ban ngày, những người điếc không bao giờ nghe thấy âm thanh của tạo vật, người câm không bao giờ cất lên được những tiếng nói của tâm hồn. Nhưng vin vào một cớ e ngại giả tạo, bạn không chịu thương xót cho sự đui mù của trái tim, sự điếc lác của tâm hồn, sự câm lặng lương tâm. Và đã làm cho người phụ nữ bị đày đọa không thể thấy được con đường lương thiện, không thể nghe được tiếng gọi của Chúa và nói lên ngôn ngữ thuần khiết của tình yêu và đức tin”.

Những ngôn từ cao quý đẹp đẽ ấy được viết nên bởi một chàng trai, một nhà nghệ sĩ của cái đẹp, một nhà văn hào hoa lãng mạn với trái tim đầy cao thượng và vị tha khi chàng bước vào độ tuổi 24. Đó là độ tuổi mà ta ít nhiều đã phải trải qua những biến cố về tâm hồn, những vướng bận về đời sống nhưng vẫn tuyệt vời và kì diệu làm sao, chàng trai Alexandre Dumas có thể phát hiện ra cái đẹp ở những người mà thiên hạ nghi kị, đồn đoán với muôn vàn xấu xa, hạ tiện. Bằng một cách nào đó tôi thay đổi lối tư duy văn học của mình, đọc những cuốn sách văn học kinh điển để rồi gặp gỡ cuốn “Trà Hoa Nữ” _ Alexandre Dumas con. Tác phẩm đã thể hiện rất trọn vẹn những chiêm nghiệm, triết lý sâu xa nhất về cuộc đời về con người, những vấn đề  cơ bản nhất của nhân loại: vấn đề về thân phận và tình yêu.

“ Trà Hoa Nữ”  không chỉ là một cuộc tình bi, mà còn là số phận bi của hai nhân vật chính trong truyện Marguerite Gautier và Armand Duval. Có lẽ người ta thường biết đến tác phẩm này thông qua các vở kịch, các vở Opera hơn nhiều so với cuốn tiểu thuyết này, nhưng, có đọc rồi mới thấm thía được cái cuộc tình đớn đau, của số phận nghiệt ngã, và nữa là tính nhân văn của tác giả. Là người cha với bao mối bận tâm về con cái mình? Là xã hội có thể cho phép người ta công khai những cuộc tình hào hoa phong nhã, nhưng lại không chấp nhận được việc một con người muốn được sống hoàn lương?  Phải chăng, xã hội nào cũng có? Bởi vì dù là Trà Hoa Nữ của Alexandre Dumas con, hay Manon Lescaut của Abbé Prévost, hay như Truyện Kiều của Nguyễn Du, … tất cả những mối tình đó đều không thể vượt qua được định kiến của xã hội, rào cản của gia đình. Dù là ở thế kỷ này hay thế kỷ khác, xã hội này hay xã hội khác, đất nước này hay đất nước khác, những mối tình này phải làm sao để có thể cùng nhau bước được hết con đường mà họ muốn đi? Nếu như không thấy rõ nội tâm của họ, sẽ chẳng bao giờ ta có đủ một cái nhìn bao dung về thứ tình yêu say đắm mà có đôi chút rồ dại của những mối tình này.  “Trà hoa nữ” nếu được ví như một bản nhạc thì đó sẽ là bản nhạc bi ai và thổn thức nhất, nếu là bức tranh thì sẽ là bức tranh lộng lẫy và thống khổ nhất còn khi nó là một tác phẩm văn chương thì là một sản phẩm của cái đẹp, vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, vượt qua khỏi  quy luật băng hoại của thời gian, trường cữu và bất diệt.  Trước hết, ta biết rằng nội dung cuốn sách này được nhà văn Dumas xây dựng dựa trên cuộc đời của một phụ nữ tên là Marie Duplessis – người tình của mình – ra đi vì một lý do tương đồng với Marguerite. Cuốn tiểu thuyết dựa trên các giọng kể: người đàn ông không tên kể về câu chuyện, Armand – người yêu của Marguerite và Marguerite trong một cuốn nhật ký cô để lại cho Julie Duprat – người bạn thật sự duy nhất của cô.

Câu chuyện bắt đầu với cái chết của Marguerite, căn nhà và vật dụng trong nhà cô đang được đấu giá để thanh lý. Đặt trong bối cảnh khi tác giả hóa thân thành nhân vật “tôi” đã mua thành công một quyển sách – tựa là Manon Lescaut trong buổi đấu giá căn phòng của người kỹ nữ nức tiếng xa hoa và tai tiếng xứ Paris – Marguerite Gautier. Đây là cuốn sách mà Armand tặng cho Marguerite, chính vì vậy mà khi Armand trở về Paris sau khi biết tin, anh đã đến nhà của người đàn ông để xin lại cuốn sách.  Và cũng chính nhờ quyển sách này đã dẫn đến mối quan hệ thân tình với chàng luật sư Armand Duval – tình nhân của người kỹ nữ quá cố. Từ đây, tác giả dường như từng bước từng bước tiến gần hơn đến cuộc đời Marguerite Gautier và cuộc tình của họ. Một mối tình không thêm thắt quá nhiều tình tiết cao trào, gây cấn, kích động về lí trí nhưng đó mối tình giữa nàng kỹ nữ- chàng tư sản với tất cả sự run rẩy của các cung bậc xúc cảm nồng nhiệt chân thành và tuyệt vọng nhất.  Nàng Marguerite, cô xuất hiện là một người phụ nữ có nhan sắc tuyệt vời, đẹp đến mê người.  Nàng sống trong sự xa hoa, tiêu pha vô độ vào những đêm tiệc tùng, thác loạn, những vở kịch, xem hát mà bất cứ một người đàn bà sang trọng nào cũng muốn có được nhưng xót xa thay, nàng lại như trốn vào đấy để vượt thoát khỏi sự đau khổ của những đòn giáng số mệnh, những định kiến áp đặt với thân phận kỹ nữ.Ta bắt gặp cô luôn cài trên ngực mình một bông hoa trà, loài hoa tượng trưng cho sự duyên dáng, tươi đẹp, tuy nhiên, hoa trà không hương. Không hương, như một con người xinh đẹp nhưng mất đi tâm hồn, có lẽ Marguerite cho mình là như vậy hoặc chính là cái định kiến ngặt nghẽo của xã hội đương thời, bởi vì nàng là một cô gái điếm. Và không ai thấy được, trừ Armand – một chàng luật sư quý tộc nghèo, ở tận sâu trong tâm hồn của cô, một cái gì đó mà anh gọi là “ sự trong trắng của tâm hồn”, nói cách khác, anh nhìn thấy tâm hồn của một cô gái đồng trinh trong cô, cũng chính vì vậy, mà Armand rơi vào lưới tình của Marguerite. Có lẽ đó là tự nhiên khi Marguerite cuối cùng cũng yêu anh, yêu con người đã yêu tâm hồn mình trước khi yêu như bao người khác yêu nàng. Người ta nói “Những ai đã yêu Marguerite không thể đếm hết được, còn những người được nàng yêu thì chưa được bắt đầu tính”, thế nhưng, nàng lại yêu Armand, một chàng luật sư nghèo chẳng thể chi trả cho cuộc sống xa hoa hay số nợ cùng bệnh tật của nàng. Khi đứng trước tình yêu vị tha, thành tâm của Armand Duval, nàng trở lại trong sáng, ngây thơ như một nữ đồng trinh thánh thiện, nàng ngụp lặn trong tình yêu, trong hạnh phúc một cách nồng nhiệt, đắm say, tận hưởng, tận hiến như một đứa trẻ bao ngày đói khát và cũng như một người tiên cảm trước được cuộc đời họ không có ngày mai, sống chỉ cho hôm nay.

Và tình yêu hiện hữu choáng ngợp trong tim, nàng đáp trả lại bằng tất cả sự hy sinh, nàng thể hiện một cách toàn vẹn ý nghĩa của biệt danh "Trà hoa nữ", sự cao quý của hoa trà tức là đức khiêm cung, tận hiến và sự tuyệt vời. Nàng từ bỏ chính cuộc sống trước kia của mình, từ bỏ Paris nhộn nhịp, từ bỏ quan hệ của mình với ông công tước già – người đàn ông đáng thương luôn chu cấp cho cô sinh hoạt và chữa bệnh, chỉ vì cô giống người con gái đã mất, bỏ đi những lợi ích bản thân, nàng sẵn sàng bán tất thảy mọi thứ để trọn vẹn với mối tình, để theo Armand về vùng nông thôn sinh sống. Hai người sống hạnh phúc cùng nhau,cùng những  ngày tháng tuyệt vời và đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của Marguerite và Armand. Nhưng mỉa mai thay cho cuộc đời, chuỗi ngày hạnh phúc của cô chỉ kéo dài cho đến khi cha của Armand  biết được chuyện này và đến thăm anh. Ông tất nhiên có định kiến về cô, tuy nhiên, dần dà, ông nhận thấy được tâm hồn cao thượng trong Marguerite. Nhưng tiếc thay, ở cái xã hội này, việc chấp nhận một cô gái điếm làm con dâu là chuyện không thể, ông đã lợi dụng chính tâm hồn của cô để buộc cô phải rời khỏi Armand. Thậm chí cuối cùng nàng đã hy sinh chính tình yêu đời mình để đổi lấy hạnh phúc của em gái Armand, đổi lấy sự danh giá của dòng tộc chàng khi đứng trước những luân lý của cha Armand. Còn chàng trai ngu ngốc kia đã không biết gì ngoài tức giận và lòng tự tôn, để rồi đau đớn khi không về kịp với cô trước khi cô trút hơi thở cuối cùng ! Phải chăng tình yêu nơi nàng không đủ lớn để vượt qua mọi rào cản? Không, tình yêu nơi nàng quá đỗi chân thành lớn lao, nó vượt qua mọi sự vị kỷ tầm thường thoát khỏi mọi ràng buộc, giáo điều hà khắc, cứu chuộc lỗi lầm đời người kỹ nữ và mang lại hạnh phúc nơi người khác. Đau đớn thay cho Marguerite, khi tìm được ý nghĩa sống của mình, cô cũng phải ra đi, phải chấp nhận rằng hạnh phúc của cô có được thật ngắn ngủi biết bao. Một cái kết buồn nhưng là cái kết phản ánh đúng bản chất của xã hội thay vì tô vẽ nên một câu chuyện đẹp như mơ không có thật.

Vâng, “ Trà Hoa Nữ” không phải là một tác phẩm có hậu, ta dễ dàng nhận ra từ khi đọc những trang đầu của câu chuyện, Alexandre Dumas con đã bắt đầu câu chuyện với cái chết của nàng Marguerite. Thế nhưng người đọc vẫn bị cuốn lấy theo từng trang sách vì muốn thêm về cuộc đời của nàng kỹ nữ xinh đẹp qua lời kể bi thảm, hối hận của chàng Armand. Cuối cùng, người con gái ấy ra đi giữa sa mạc của trái tim, sự cô quạnh của tâm hồn và chẳng ai bên cạnh, nàng đã đánh đổi quá nhiều và cũng đã tha thứ cho cuộc đời rất nhiều. Cái chết của Marguerite là không thể tránh khỏi khi căn bệnh của nàng – lao, là một căn bệnh khó chữa nhất bấy giờ. Nhưng Armand không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi và xót thương, còn chúng ta thì không thể không trách móc Armand quá ngu ngốc, ích kỷ.  Phải chăng chính cái chết của thân phận con người, sự khép lại của số mệnh cũng đã mở ra một sự bất tử, vĩnh hằng cho thân phận tình yêu mà nàng để lại cho tình nhân Armand, và cho cả cuộc sống ?

Qua những chiêm nghiệm đầy chua xót khi Marguerite Gautie tự nói về chính mình,  đó cũng là những suy ngẫm của Alexandre về số phận người kỹ nữ: “ Người ta làm hao mòn dần trái tim người ta, thân xác người ta, sắc đẹp người ta. Người ta bị ghê sợ như một con thú dữ, khinh bỉ như một tên cùng khốn. Người ta luôn luôn bị bao vây bởi những kẻ đến đòi hỏi nhiều hơn là ban phát.” Tác phẩm đã khơi dậy trong lòng ta bao mối ngậm ngùi về thân phận con người luôn bị dày xéo, đày đọa, bị áp bức, tổn thương. Ta như thể  khóc theo nàng, khóc thương cho số phận đã bạc bẽo với nàng, nhưng hơn hết là sự đồng cảm, và sự khâm phục đến vô cùng với người con gái nhỏ bé, dám sống, dám yêu và dám chịu trách nhiệm với số phận của mình. Ở nàng cái chết trở nên nhỏ bé biết bao nhiêu. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói rằng: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm thế nào nuôi dưỡng tình yêu để cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời”. Và người con gái trong trắng mãi mang nét đẹp thanh xuân thuần khiết đã thực hiện điều đó một cách lương thiện, nhiệt tâm và tuyệt vời nhất. Ẩn sau những câu chữ về một câu chuyện tình là sự đồng cảm hết sức bao dung giữa con người đối với con người. Dù có thể bị tiền chi phối, nhưng tình cảm vẫn là thứ chân thật nhất của con người. Có thể bị xua đuổi, có thể bị xa lánh nhưng Tình yêu vẫn là thứ khiến chúng ta đánh đổi tất cả để có được, nếu như nó thật sự đáng giá. Gấp cuốn sách lại, ta cảm thấy dường như mình đã đi qua một đời người rất dài với bao thổn thức tâm can, bao chiêm nghiệm suy tư, triết lí đầy cay đắng thống khổ, tuyệt vọng và hạnh phúc, niềm tin vào nhân phẩm của con người. Alexandre Dumas đã khơi được sự đồng cảm, niềm cảm thương sâu sắc với những số phận nhỏ bé tầm thường từ đó khát quát lên lên những vấn đề nhân sinh lớn lao, đầy ý vị và sâu sắc. Đọc “Trà hoa nữ”, chỉ một lần thôi, bạn sẽ có suy nghĩ khác về điều đó. Về mỗi con người, mỗi thân phận, là mỗi cách nhìn khác nhau về cuộc sống, về cách hưởng thụ, về tình yêu... Qua tác phẩm, ta rút ra được cho mình một bài học ý nghĩa sống cho cuộc đời “Hãy để lại trên những ngả đường chúng ta đi lòng khoan hồng cho những kẻ mà dục vọng cõi đời đã làm hư hỏng. Và có thể họ sẽ may mắn được cứu thoát bởi một hy vọng thiêng liêng”.

Philippe Jaccottet từng viết “ Tôi đã già đi từ đầu đến cuối bài thơ”, câu nói ấy không chỉ dành cho những tác phẩm thơ ca bất hủ mà còn dành cho những tác phẩm văn chương đích thực. Chính sự tinh tế trong ngòi bút của Dumas con đã khiến cho Trà Hoa Nữ trở nên một tiếng vang lớn trong giới văn học và xã hội Pháp ở thế kỷ XIX.  Cuộc tình lãng mạn đầy đớn đau, hãy giành ra vài giờ để đọc câu chuyện để thấy lòng mình được thổn thức nhiều hơn, hay để mình yêu thương nhiều thêm chút ít…. Để thấm thía được  “khúc bi ca và tấn thảm kịch với bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu thành công và bao nhiêu hạnh phúc.”_Jules Janin.

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021.

VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12

Bài giới thiệu sách tháng 11 Chủ đề: Chào mừng kỷ niệm 38 năm ngày  Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tuổi thanh xuân đôi chuyến tàu đi lạc

Điều kì diệu của tiệm tạp hóa-

NGÀN MẶT TRỜI RỰC RỠ

Cuốn sách tôi yêu: Chiến binh cầu vồng

Cuốn sách “Trà hoa nữ” - Alexandre Dumas con

Cuộc đời của Pi

Danh mục tin
  • Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021)
Tin tức - Thông báo

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 35 NĂM HỌC 2021-2022

Thông báo về việc phương án lựa chọn tổ hợp cho học sinh khối 10 năm học 2022-2023

DANH SÁCH ỦNG HỘ QUỸ KHUYẾN TÀI NĂM HỌC 2021-2022

​​​​​​​KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 34 NĂM HỌC 2021-2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CUỐI NĂM HỌC (2021-2022)

​​​​​​​KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 33 NĂM HỌC 2021-2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 32 NĂM HỌC 2021-2022

Gặp mặt em Đặng Hoàng Duy trước khi lên đường tham gia Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế năm 2022.

​​​​​​​KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 31 NĂM HỌC 2021-2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 30 NĂM HỌC 2021-2022

Liên kết giáo dục
Video Clip

KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp

Bái giới thiệu sách tháng 3

Duyên dáng áo dài - Chuyên Võ Nguyên Giáp 2021

Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Kỷ niệm 20 năm thành lập trường

Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 388
Tháng 05 : 18.570
Tháng trước : 23.497
Năm 2022 : 98.062
Kết nối
  • Tổng quan về trường