mic
  • Email
  • Tra cứu điểm
  • Xem Camera
  • QLTH
  • Website Sở GD&ĐT
  • SMAS
  • HỌC TRỰC TUYẾN
  • RSS
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
    • Tổng quan về trường
  • Giới thiệu
    • Đảng ủy
    • Ban giám hiệu
    • Ban chấp hành công đoàn
    • Đoàn thanh niên CS HCM
    • Hội chữ thập đỏ
    • Hội khuyến học
  • Tin tức - Thông báo
    • Đảng bộ
    • Tin tức nhà trường
    • Thông báo - Kế hoạch
    • Tin tức từ Sở GD&ĐT
    • Thông báo từ Sở GD&ĐT
  • Hoạt động - Sự kiện
    • Đoàn trường
    • Công đoàn
    • Nghiên cứu khoa học
    • Tổ chuyên môn
      • Toán
      • Lý
      • Hóa
      • Sinh - Kỷ
      • Anh
      • Văn
      • Địa
      • Sử-GD
      • Thể
      • Tin
    • Học sinh - Sinh viên
      • Học sinh viết
      • Tin tức học sinh
    • Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20.11
  • Văn bản - Công văn
    • Văn bản nhà trường
    • Văn bản từ Sở GD&ĐT
  • Tuyển sinh
  • Kỷ niệm về Đại tướng
    • Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021)
  • Thư viện
    • Thư viện ảnh
    • Video Clip
    • Tài liệu ôn tập
    • Infographic
    • Cuốn sách tôi yêu
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Hoạt động - Sự kiện
  3. Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20.11
Thứ 4, 10/11/2021 | 14:13
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Muôn đời tri ân những Người giữ lửa

Chia sẻ
Đọc bài Lưu

- Tên tác phẩm: Muôn đời tri ân những Người giữ lửa

- Thể loại: Tản văn

- Tên tác giả: Diệu Cầm  -  Lớp 11 Anh 2                                   

 

  Trường học là ngôi nhà thứ hai, là nơi ghi dấu những kỉ niệm ngây ngô, trong sáng nhất của cuộc đời. Mái trường là mái nhà, thầy cô là những bậc cha mẹ, bạn bè là những người anh chị em gắn bó thân thiết.    

  Suốt những năm tháng tuổi học trò, ai trong ta chắc chắn cũng đã từng một lần bị phạt ở cuối góc lớp, trực nhật cuối giờ hay nghe những lời nghiêm khắc đến từ thầy cô. Tuy nhiên, ẩn sâu trong những hình phạt và lời răn đe đó, họ là những người thầm lặng cho ta bài học để đời, và luôn luôn sẵn lòng vực ta dậy trong phút nông nổi. Tất cả những tình thương này không chỉ đồng hành lúc ta còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn là hành trang vững chắc giúp ta “tung cánh” theo đuổi ước mơ trên đường đời. Chính vì thế có thể nói, ngành Giáo dục nói chung và trường học nói riêng là không thể thiếu trong mọi thời gian, hoàn cảnh. Dẫn chứng rõ nhất ở lịch sử là vào thời gian đầu ngay sau khi nước Việt Nam giành được độc lập, tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn cùng lúc nhưng Đảng và Bác Hồ vẫn ưu tiên để diệt giặc “dốt” (chỉ sau giặc đói). Lúc bấy giờ, phong trào “Bình dân học vụ” nhanh chóng lan rộng ra khắp cả nước. Vì ngân sách eo hẹp, những người cầm phấn đã chấp nhận dạy không cần lương, học sinh đi học miễn phí. Cũng chính nhờ sự đồng sức, đồng lòng ấy mà dân tộc Việt Nam ta mới hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của quân xâm lược.
 

 Một lần nữa, sau hơn 75 năm kể từ lúc ta chiến thắng “giặc dốt”, một loại “giặc” khác đã xuất hiện và hoành hành khắp cả nước, tước đi hàng chục nghìn sinh mạng quý giá và gây nên tổn thất lớn cho đất nước: Đó là dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh sự cống hiến toàn tâm huyết của lực lượng y bác sĩ nơi tuyến đầu, sự khó nhọc của các chiến sĩ bộ đội, công an nhân dân ngày đêm gồng mình giữ lấy yên bình cho người dân, chúng ta không thể không nói đến các thầy cô giáo - những người truyền lửa cho thế hệ học sinh trong thời điểm khó khăn này. Các thầy cô miệt mài biên soạn giáo án, và có chút đặc biệt hơn vì đây là giáo án điện tử, với hi vọng rằng sau khi hết dịch học sinh của mình vẫn được trang bị đầy đủ kiến thức để trở lại trường học như trước. Chắc hẳn đây là lần đầu tiên trong chặng đường dạy học của nhiều thầy cô mà phải tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, các phần mềm trực tuyến để phục vụ cho việc giảng bài trực tuyến hàng tuần hay thậm chí là lên đến nhiều tháng. Gác lại việc đứng lớp, họ thực hiện cách ly xã hội nhưng vẫn ngày ngày thao giảng hàng giờ đồng hồ cho học sinh để các em dù có ở đâu đi nữa thì vẫn luôn luôn được học.

 

 Có một điều chắc chắn đó là dù thầy hay trò thì đều có những bỡ ngỡ nhất định khi tiếp xúc với cách dạy - học trực tuyến này. Đối với giáo viên, việc tự tìm tòi để có thể áp dụng các bài giảng online và dạy học qua các nền tảng như Zoom hay Google meet buộc họ phải có sự chuẩn bị nhiều lần so với giảng dạy trên bục giảng, nào là: Chuẩn bị các tư liệu trình chiếu cho học sinh quan sát, rồi tài liệu văn bản cho các em trong thời gian rảnh có thể tự nghiên cứu. Từng môn có từng đặc thù riêng, phải sử dụng đồ họa và hình ảnh minh họa để vừa tăng sự hấp dẫn và vừa giúp các bạn nắm bài chắc hơn. Ngoài ra, giáo viên phải học cách thông thạo các phím lệnh như chụp ảnh màn hình, và tiếp nhận phản hồi của học sinh rồi xử lý vấn đề riêng của từng em…Chưa kể, không phải học sinh nào cũng có đầy đủ thiết bị để học trực tuyến, có rất nhiều thầy cô còn gọi điện cho từng phụ huynh để nắm thông tin đi xin tài trợ cho các em, đồng thời động viên gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn để các em có động lực học tập trong khoảng thời gian đầy cam go này.

 Trong thời gian cách ly xã hội, đã có nhiều thầy cô thành công trong việc tìm tòi và sáng tạo ra các chương trình với chức năng là công cụ hỗ trợ để giúp việc dạy – học của thầy và trò suôn sẻ hơn; thầy Nguyễn Văn Tường – giáo viên môn tin học tại trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp là một trong số đó. Gần đây, thầy Tường đã thành công tạo ra công cụ “tạo bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, trộn đề và thi online cho học sinh”. Công cụ này tuy vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và nhận sự tham khảo từ các thầy cô trong trường nhưng có thể thấy thầy đã góp phần tạo ra những bước tiến mới bên cạnh việc dạy học.

 

  Tất cả những công sức ấy đều rất trân quý và xứng đáng được tin tưởng từ tất cả mọi người, dù đó là học sinh của họ hay là ai đi nữa. Chúng ta hãy cùng nhau hi vọng, rằng: Nhờ sự tận tâm bất chấp thời gian hay hoàn cảnh đó, các thầy cô sẽ nuôi dạy nên những thế hệ học sinh tài giỏi; mai sau này rất có thể trở thành những bác sĩ, những nhà bào chế thuốc tìm ra thuốc chữa được mọi bệnh dịch để tương lai là một trang sách mới, đẹp đẽ và yên bình hơn!

                                                                                      

                                                                                                            


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP KỈ NIỆM 39 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  (20/11/1988 -20/11/2021): GIẢN DỊ MÀ ẤM ÁP NGHĨA TÌNH

CÔ THẦY - NGƯỜI GIEO HẠT GIỐNG TƯƠNG LAI

Đến với câu thơ tâm đắc

“CHUYỆN NHÀ GIÁO TRONG THỜI KỲ ĐẦY SẸO- COVID”

Một ngọn lửa rực đỏ

Muôn đời tri ân những Người giữ lửa

Mẹ chọn nghề giáo

CÔ GIÁO THỰC TẬP

CHUYỆN BÊN KHUNG CỬA SỔ

Danh mục tin
  • Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021)
Tin tức - Thông báo

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 35 NĂM HỌC 2021-2022

Thông báo về việc phương án lựa chọn tổ hợp cho học sinh khối 10 năm học 2022-2023

DANH SÁCH ỦNG HỘ QUỸ KHUYẾN TÀI NĂM HỌC 2021-2022

​​​​​​​KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 34 NĂM HỌC 2021-2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CUỐI NĂM HỌC (2021-2022)

​​​​​​​KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 33 NĂM HỌC 2021-2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 32 NĂM HỌC 2021-2022

Gặp mặt em Đặng Hoàng Duy trước khi lên đường tham gia Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế năm 2022.

​​​​​​​KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 31 NĂM HỌC 2021-2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 30 NĂM HỌC 2021-2022

Liên kết giáo dục
Video Clip

KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp

Bái giới thiệu sách tháng 3

Duyên dáng áo dài - Chuyên Võ Nguyên Giáp 2021

Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Kỷ niệm 20 năm thành lập trường

Thống kê truy cập
Hôm nay : 6
Hôm qua : 388
Tháng 05 : 18.572
Tháng trước : 23.497
Năm 2022 : 98.064
Kết nối
  • Tổng quan về trường