• Email
  • Tra cứu điểm
  • Xem Camera
  • QLTH
  • Website Sở GD&ĐT
  • SMAS
  • HỌC TRỰC TUYẾN
  • RSS
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổng quan về trường
    • Đảng ủy
    • Ban giám hiệu
    • Ban chấp hành công đoàn
    • Đoàn thanh niên CS HCM
    • Hội chữ thập đỏ
    • Hội khuyến học
  • Tin tức - Thông báo
    • Đảng bộ
    • Tin tức nhà trường
    • Thông báo - Kế hoạch
    • Tin tức từ Sở GD&ĐT
    • Thông báo từ Sở GD&ĐT
  • Hoạt động - Sự kiện
    • Đoàn trường
    • Công đoàn
    • Nghiên cứu khoa học
    • Tổ chuyên môn
      • Toán
      • Lý
      • Hóa
      • Sinh - Kỷ
      • Anh
      • Văn
      • Địa
      • Sử-GD
      • Thể
      • Tin
    • Học sinh - Sinh viên
      • Học sinh viết
      • Tin tức học sinh
  • Văn bản - Công văn
    • Văn bản nhà trường
    • Văn bản từ Sở GD&ĐT
  • Tra cứu
    • Tra cứu điểm
  • Tuyển sinh
  • Liên hệ
  • Thư viện
    • Thư viện ảnh
    • Video Clip
    • Tài liệu ôn tập
    • Infographic
    • Cuốn sách tôi yêu
  1. Trang chủ
  2. Hoạt động - Sự kiện
  3. Tổ chuyên môn
  4. Văn
Thứ 2, 05/04/2021 | 13:42
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VỀ BA CÂU HỎI TRONG ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ     

Đọc bài Lưu

VỀ BA CÂU HỎI TRONG ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ     

                                                        Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

Hàn Mặc Tử được đánh giá là một hiện tượng thơ kiệt xuất và kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đương thời, Chế Lan Viên đã từng khẳng định: “Tôi xin hứa với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường và mực thước kia sẽ tan biến đi, và cái còn lại của thời kì này, một chút gì đó đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”. Vậy, điều gì làm nên một Hàn Mặc Tử với diện mạo thơ độc đáo, không thể trộn lẫn với hơn 50 gương mặt Thơ mới đương thời ?

Sinh thời, Hàn Mặc Tử từng tâm niệm: “Người thơ phong vận như thơ ấy”. Cuộc đời nếm trải đủ đầy đau thương, cả về thể chất lẫn tinh thần đã tạo nên thế giới tâm hồn phức tạp, đầy uẩn khúc của Hàn thi sĩ. Chàng trai trẻ ở cái tuổi ngoài 20 ấy, làm sao mà không dào dạt niềm yêu đời, khao khát tình yêu ? Ở cái tuổi xuân xanh ấy, phải đối diện với sự truy đuổi của cái chết, làm sao mà không đau đớn, tuyệt vọng ? Thế nhưng, Hàn Mặc Tử không bao giờ từ bỏ. Người ta sống trên đời, có thể bị thất bại, nhưng đừng bao giờ bị khuất phục. Hàn đã sống như thế.

Vậy, đâu là điểm tựa để người thi sĩ tài hoa mệnh bạc ấy tự cứu rỗi tâm hồn mình trước cuồng phong dập vùi của số phận ? Phải chăng, đó là những cảm xúc yêu đương khi âm ỉ, khi mãnh liệt của những mối tình thầm kín. Người ta thường bảo, tình đơn phương có một hấp lực thiêu đốt tự bên trong bởi nó không được tỏ bày ra bên ngoài. Giữ nguyên những xúc cảm ấy, Hàn Mặc Tử dẫn nhập vào thơ, tạo nên những nàng thơ với vẻ đẹp trinh nguyên mà xa xôi ngoài tầm với.

Với Hàn Mặc Tử, thơ là duyên nợ, là định mệnh, cũng là lẽ sống. Chập chững làm thơ với những bài Đường luật đầu tiên, dưới sự dẫn dắt của người anh trai có tài thơ phú. Tuy nhiên, khi phong trào Thơ mới bùng nổ, Hàn Mặc Tử như cá gặp nước, mới khai thông được mạch ngầm thơ hiện đại bên trong mình và nhanh chóng trở thành một hiện tượng thơ kì lạ, bí ẩn. Đương thời, Hoài Thanh không nói nhiều về thơ Hàn bởi theo ông, với một cuộc đời bi thương, khi sống không ai quan tâm, khi nhà thơ ra đi rồi thì khen hay chê đều là bất nhẫn.

Tuy nhiên, thơ Hàn Mặc Tử tự nó có một sức sống diệu kì, một hấp lực khó cưỡng đối với người yêu thơ nhiều thế hệ qua. Người mê đắm những vần thơ trong trẻo, thanh khiết của ông. Người  xúc động, ám ảnh, quặn thắt tâm can trước những tứ thơ điên loạn, ma quái của ông. Kì lạ, bí ẩn nhưng không phải khó lí giải, bởi thơ là sự chưng cất từ cuộc đời và tài năng thiên phú của ông. Người đọc cũng cắt nghĩa được con đường thơ của Hàn thi sĩ tại sao lại đi từ lãng mạn, tràn sang lối thơ tượng trưng- siêu thực.

Trong thế giới nghệ thuật Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ là một viên ngọc trong trẻo, khúc xạ một tâm hồn yêu đời, khát sống, một tâm thế luôn nuối níu cuộc đời. Nếu Mùa xuân chín là bản giao hưởng đầy thanh sắc của mùa xuân, tình xuân thì Đây thôn Vĩ Dạ  là một bản hòa âm của cảnh và tình với nhiều trạng thái và cung bậc khác nhau. Bài thơ được tổ chức thành 3 khổ với sự vận động không liên tục về thời gian và không nhất quán về không gian. Điểm nối kết mạch thơ chính là 3 câu hỏi tu từ hiện diện đều đặn ở ba khổ thơ, biểu đạt dòng cảm xúc phức hợp của nhân vật trữ tình. Đây là kiểu tổ chức đặc trưng của thơ tượng trưng, siêu thực - hình tượng thơ nhảy cóc, không nguyên phiến ở bề mặt nhưng logic, kết dính ở bề sâu. Trong giới hạn bài viết này, tôi muốn nói về vẻ đẹp của ba câu hỏi tu từ ấy trong việc tạo dựng bức chân dung tâm hồn của nhân vật trữ tình.

Câu hỏi đầu tiên có ý nghĩa khai mở thế giới cảm xúc: Sao anh không về chơi thôn Vỹ ? Thôn Vĩ  xứ Huế là miền hoài niệm trong trẻo, là kí ức thanh xuân ngọt lành của nhà thơ, nơi có bóng dáng người con gái mà ông thầm thương trộm nhớ. Bởi thế, ước ao trở về thôn Vỹ vốn đã thường trực trong tâm trí, nay được đánh động bởi một tấm bưu ảnh, một lời hỏi thăm từ người thôn Vĩ. Vậy thì tại sao lại không về ? Chỉ cần có lí do để về thôi, mọi ngăn cách đều là vô nghĩa. Câu thơ là hình thức phân thân, nhà thơ đang tự mời, tự nhắc nhở, tự trách mình tại sao bấy lâu nay không về chơi thôn Vĩ. Đằng sau lời độc thoại ấy, người đọc cảm nhận được con sóng ào ạt của cảm xúc dồn nén bấy lâu, giờ bung trào mãnh liệt không thể giấu. Đó là nỗi nhớ nhung, khao khát, là niềm day dứt, nuối tiếc về một việc đáng làm nhưng giờ đây không biết còn cơ hội để làm không, khi mà nhà thơ đang sống tuyệt giao, cách biệt với thế giới vì bệnh tật. Chính cảm xúc ấy là đường dẫn mở ra một miền kí ức, để nhà thơ bắt đầu một cuộc trở về, để được đắm say với khung cảnh bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú, trần thế mà trong trẻo của xứ Huế.

Câu hỏi thứ hai chạm đến đỉnh điểm cảm xúc, với nỗi ám ảnh về thời gian, về sự sống, về cơ hội gặp gỡ: Có chở trăng về kịp tối nay ? Căn nguyên của trạng thái cảm xúc này một phần là do sự đổi thay của cảnh, từ vẻ đẹp khu vườn thôn Vĩ nhảy cóc sang miền sông nước đêm trăng. Đây không hẳn là cảnh thực mà là tâm cảnh, hay nói cách khác, cảnh được nhìn bằng mặc cảm chia lìa nên nhuốm màu li biệt. Nhà thơ đang sống trong sự cách biệt nên nhìn đâu cũng thấy sự chia lìa, ngay cả những thứ không thể chia lìa như gió và mây. Với Hàn thi sĩ, trăng ở đây là hiện thân cho thế giới tươi đẹp ở ngoài kia, đối lập với cái ảm đạm ở trong này:                   

          Ngoài kia trăng đã sáng hay chưa ?

Trời ở trong đây chẳng có mùa

Không có niềm trăng và ý nhạc

Có người cung nữ nhớ thương vua

Bởi thế, với nhà thơ, khao khát trăng là khao khát sự sống, trăng là cầu nối cuộc đời thi nhân với cõi nhân gian. Tuy nhiên, có kịp hay không ? Phải là tối nay mới kịp. Câu thơ như một mong ước, hi vọng, là nỗi chờ đợi trong khắc khoải và nuối níu, là ám ảnh trước sự truy đuổi của tử thần, là niềm lo âu trước lượng  thời gian sống tính bằng buổi, bằng giờ trong ngày mà thôi.

Câu hỏi cuối như một sự tự trả lời cho câu hỏi đầu tiên: Ai biết tình ai có đậm đà ? Sắc thái câu thơ không nồng nhiệt như câu hỏi 1, không ám ảnh như câu hỏi 2 mà trầm lắng, ngậm ngùi như nốt lặng sau những cao trào. Ai biết tình ai có đậm đà không mà về ? Té ra, cái ngăn cách không phải khoảng cách không gian hay thời gian mà chính là lòng người.  Hàn Mặc Tử đã chạm đến một quy luật muôn thủa của tình cảm con người. Chỉ cần có lòng thành với nhau, chỉ cần luôn nghĩ về nhau, chỉ cần yêu thương nhau đậm đà, thì không có gì có thể ngăn cách, kể cả cái chết. Bài thơ khép lại với nỗi hoài nghi về tình đời, trước sương khói của nhân gian. Hoài nghi nhưng không tuyệt vọng, người thơ ấy hỏi để tự nuôi mầm hi vọng, để tự vượt thoát số phận bi thương của mình. Âu, đó cũng là một tâm thế sống đáng trân quý.

Đọc những câu thơ như thế của Hàn Mặc Tử, mới hiểu vì sao nhà phê bình Chu Văn Sơn đặt ông vào một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ mới. Đọc thơ ông, đúng như Hoài Thanh chia sẻ, khen hay chê đều là bất nhẫn. Thơ Hàn Mặc Tử đã vượt lên sự khen chê thông thường, để chạm đến sự rung cảm, thấu cảm mãnh liệt từ phía người đọc. Bởi lẽ, thơ Hàn thi sĩ không chỉ là thơ, mà là “mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm”.


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

     QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG TRONG CA DAO

VỀ BA CÂU HỎI TRONG ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ     

LỄ TUYÊN DƯƠNG,  KHEN THƯỞNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA  2020-2021

BI KỊCH CỦA NHỮNG HÒN VỌNG PHU CHƯA HÓA ĐÁ Ở BẾN KHÔNG CHỒNG

NHỮNG LƯU Ý KHI VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VẺ ĐẸP NỮ TÍNH TRONG BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH

   MÙA BÃO LŨ…

  ẤM ÁP NGÀY HỘI TRI ÂN

Đại hội đoàn trường nhiệm kỳ 2020-2021

GẶP MẶT - CHIA TAY THẦY GIÁO HOÀNG THANH CẢNH - NGUYÊN BÍ THƯ ĐẢNG ỦY, NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG VỀ NGHỈ HƯU

Danh mục tin
  • Đảng bộ
  • Tin tức nhà trường
  • Thông báo - Kế hoạch
  • Tin tức từ Sở GD&ĐT
  • Thông báo từ Sở GD&ĐT
Tin tức - Thông báo

KẾ HOẠCH  CÔNG TÁC TUẦN 32 NĂM HỌC 2020 - 2021

KẾ HOẠCH  CÔNG TÁC TUẦN 31 NĂM HỌC 2020 - 2021

KẾ HOẠCH  CÔNG TÁC TUẦN 30 NĂM HỌC 2020 - 2021

KẾ HOẠCH  CÔNG TÁC TUẦN 29 NĂM HỌC 2020 - 2021

"DUYÊN DÁNG ÁO DÀI" NÉT ĐẸP NỮ ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP

KẾ HOẠCH  CÔNG TÁC TUẦN 28 NĂM HỌC 2020 - 2021

Kết quả Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT đợt 1 năm học 2020-2021

LỄ TUYÊN DƯƠNG,  KHEN THƯỞNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA  2020-2021

KẾ HOẠCH  CÔNG TÁC TUẦN 27 NĂM HỌC 2020 - 2021

DANH SÁCH ỦNG HỘ QUỸ KHUYẾN TÀI NĂM HỌC 2020 -2021

Liên kết giáo dục
Video Clip

Bái giới thiệu sách tháng 3

Duyên dáng áo dài - Chuyên Võ Nguyên Giáp 2021

Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Kỷ niệm 20 năm thành lập trường

Phủ xanh trường học, đón chào năm học mới 2019-2020

Hội trại 20 năm Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp

Thống kê truy cập
Hôm nay : 189
Hôm qua : 774
Tháng 04 : 10.156
Tháng trước : 26.561
Năm 2021 : 76.372